Đã từ lâu mọi người thường nghe tới nước mắm Nghệ An hay nước mắm Phú Quốc,
nhưng nước mắm Vạn Phần (Diễn Châu - Nghệ An) có thể nói là đặc sản có hương vị
riêng biệt không hề thua kém với các thuơng hiệu nước mắm khác trên cả nước.
Nguyên liệu làm mắm thường là cá cơm, nhưng cá cơm săn làm mắm ngon nhất. Có
một số người vì lợi nhuận mà làm mắm từ cá nục rồi sau đó đem trộn với nước mắm
cá cơm để bán trên thị trường.
Với những yếu tố về địa lý tuyệt vời nên cá cơm Phan Rang rất phù hợp để
làm mắm, dù sản lượng hàng năm không nhiều.
Theo cách chế biến nước mắm truyền thống là sử dụng phương pháp ủ chượp -
gài nén. Cá được trộn đều với muối theo tỷ lệ xấp xỉ 3:1 rồi cho vào
thùng gỗ lớn (cứ 1 lớp cá bên trên 1 lớp muối), sau đó rải muối gài nẹp đè đá
bên trên để nén. Sau khoảng thời gian ủ trong thùng gỗ (thường từ 6-12 tháng)
Khi nước mắm hình thành trong suốt, có màu từ vàng rơm đến cánh gián, mất mùi
tanh và thay vào đó có mùi thơm đặc trưng, được rút đợt đầu gọi là nước cốt.
Phần cốt còn lại được cho nước bổi vào, thêm muối lên men tiếp rồi rút tiếp
nước hai.
Tiêu chí truyền thống để đánh giá chất lượng nước mắm nguyên chất là độ đạm
- đạm tạo nên hương vị ngòn ngọt đằng sau vị mặn của muối. Nếu muối có nhiều
tạp chất thì nước mắm thường có vị chát và có cảm giác tê tê nơi đầu lưỡi khi
nếm. Do vậy nước mắm ngon trước hết phải có vị mặn, kế đến phải cảm nhận được
vị ngọt nơi đầu lưỡi và kèm theo mùi thơm nồng đặc trưng.
Hàm lượng đạm là một trong những yếu tố để phân loại chất lượng cho nước
mắm. Căn cứ theo Tiêu chuẩn Việt Nam về nước mắm (TCVN 5107:2003)
thì:
Độ đạm >30N: Loại đặc biệt
Độ đạm >25N: Loại thượng hạng
Độ đạm >15N: Loại hạng 1
Độ đạm >10N: Loại hạng 2
Nếu nhãn mác của sản phẩm không ghi rõ chỉ số
độ đạm, khách hàng không nên chọn vì đây là chỉ số bắt buộc phải có của nhà sản
xuất nước mắm. Những chai nước mắm không có yếu tố này là vi phạm qui định ghi
nhãn hàng của Nhà nước.
Một trong những yếu tố quyết định giá thành của nước mắm là độ đạm. Do vậy,
để có giá thành sản phẩm thấp mà không làm giảm lợi nhuận, nhiều doanh nghiệp
đã chọn giải pháp giữ nguyên độ đạm thấp bằng cách: thêm các chất điều vị và
phụ gia để tạo "mùi thơm của mắm, vị ngọt của đạm", hoặc sử dụng biện
pháp pha loãng nước muối nhiều lần vào nước mắm có độ đạm cao, nhằm hạ độ đạm
và hạ giá thành. Những loại nước mắm này thường không ngon và rất ít dinh
dưỡng.
Nước mắm nguyên chất mùi lâu phai, khi nêm nếm thức ăn có vị đậm đà, làm
tăng thêm hương vị cho món ăn.
Nước mắm Van phan
Nước mắm Van phan được sản xuất theo phương pháp truyền thống, đảm bảo
không sử dụng chất bảo quản và hóa chất trong sản phẩm.
Thông tin:
Độ đạm sản phẩm: 32 độ
Hạn sử dụng: 2 năm (tuy nhiên, nếu bảo quản sản phẩm tốt trong lọ thủy tinh
đậy kín nắp, nước mắm càng để lâu càng ngon)